Một số loại sân khấu trong nhà hát

Đăng bởi : Lê Minh Trang

Sân khấu trong nhà hát là không gian quen thuộc của rất nhiều các sự kiện có yếu tố nghệ thuật, và tất nhiên không phải nhà hát nào cũng giống nhau.

Theo thời gian, sân khấu trong các nhà hát đã thay đổi và phát triển thành nhiều kiểu cách bố trí khác nhau, tùy thuộc vào loại hình nghệ thuật thường được biểu diễn trên sân khấu đó. Khởi điểm ban đầu của nhà hát là những sân khấu tạm thời do các gánh hát rong dựng lên, rồi đến các nhà hát thời Hy Lạp cổ đại, nhà hát vòng tròn thời La Mã, các nhà hát cổ điển của thế kỷ 16.

Hãy cùng Ohsho xem qua một số loại sân khấu nhà hát điển hình mà các bạn sẽ rất hay gặp, để xem chúng khác nhau thế nào và công dụng của mỗi loại nhé!

Sân khấu platform

Sân khấu này thường là một bục lớn hình chữ nhật ở một đầu của khán phòng, khán giả ngồi theo dãy ghế hàng ngang đối diện. Sân khấu platform thường sử dụng trong các phòng hội trường đa chức năng mà ở đó các chương trình nghệ thuật chỉ chiếm một phần nhỏ công năng sử dụng. Do không cần dùng đến rèm nên các sân khấu này còn được gọi là sân khấu mở hay sân khấu khép kín (end stage, open stage)

Sân khấu tương tác (Thrust stages)

Sân khấu tương tác thường có các hàng ghế khán giả ngồi xung quanh ba cạnh sân khấu. Các sân khấu dạng này sẽ giúp thúc đẩy tính tương tác giữa các màn trình diễn của diễn viên và khán giả, đặc biệt hiệu quả với những vở kịch chỉ có một vài diễn viên.

Sân khấu dạng vòm (Proscenium stages)

Các sân khấu này có thể có khung vòm hoặc không, nhưng đặc điểm chung cơ bản là chúng có tính mỹ thuật rất cao trong các chi tiết liên quan đến kiến trúc và bài trí. Phần sân khấu khá sâu, thường thu lại về phía sau. Ở một vài nhà hát, đôi khi phần trước sân khấu nhô ra khá rộng về phía khán giả (khu vực này gọi là forestage) để cho phép người biểu diễn đến gần hơn với khán giả của mình.

Sân khấu tròn (Theatres in-the-round)

Khu vực biểu diễn nằm ở vị trí trung tâm của khán phòng và bao quanh bởi các hàng ghế khán giả. Sân khấu có thể được bố trí ở dưới thấp, các hàng ghế dốc cao dần về phía sau, hoặc sân khấu cao hơn hẳn và các hàng ghế ở trên mặt phẳng. Các hàng ghế rất hiếm khi là dạng vòng tròn hẳn: Thông thường, ghế khán giả sẽ xếp bao quanh thành bốn cạnh hoặc thành hình đa giác, các diễn viên bước vào sân khấu bằng các lối đi xen kẽ giữa hai dãy ghế. Bối cảnh và đạo cụ của dạng sân khấu này được tối giản hết sức và được sắp đặt cẩn thận để đảm bảo không che khuất tầm nhìn của khán giả.

Sân khấu dạng đấu trường (Hippodromes)

Sân khấu dạng này tương tự như rạp xiếc, khu vực biểu diễn ở trung tâm và ghế khán giả xếp thành các vòng tròn đồng tâm bao quanh. Các rãnh sâu bao quanh sân khấu hoặc các màn hình ở dưới thấp sẽ phân tách khu vực sân khấu và khu vực khán giả.

Sân khấu black-box

Không gian biểu diễn của sân khấu black-box khá linh hoạt với nhiều cách bố trí sân khấu và ghế ngồi khác nhau, có thể mở rộng để phục vụ cho nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn cần nhiều diện tích. Nội thất trong nhà hát được sơn đen để bỏ qua các chi tiết rắc rối, phức tạp.

Back to top

Gọi Ngay: 0916445986