CHƯƠNG TRÌNH DU XUÂN TÂM LINH KỶ HỢI

Đăng bởi : Nguyễn Thị Minh Huệ

Đi du xuân lễ đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Đây là một phong tục đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Du Xuân Tâm Linh sẽ là dịp để những người tham gia thư thái du xuân, tìm sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, bình an, thành công và hạnh phúc trong năm mới. Đặc biệt với các chủ doanh nghiệp lại càng có mong muốn dành thời gian cho chuyến du xuân để cầu tài, cầu lộc cho doanh nghiệp phát triển phồn thịnh.

Tham gia chuyến Du Xuân Tâm Linh Kỷ Hợi cùng OHSHO, quý khách sẽ có cơ hội tham gia một hành trình thăm quan, làm lễ và tìm hiểu về lịch sử của những ngôi Chùa, đền linh thiêng bậc nhất xứ Kinh Bắc. Đặc biệt khác với các Tour Tâm linh khác, Ban tổ chức sẽ tạo không gian thực sự là TÂM LINH, khi lễ tại Chùa Phật Tích, đoàn sẽ được Sư Thầy làm lễ trong một không gian riêng biệt trong Chùa và tại Đền Bà Chúa kho, sẽ được ưu biệt dẫn vào cung cấm Bà Chúa kho để hành lễ. Chuyến đi cũng là cơ hội tốt để giao lưu giữa các doanh nghiệp cùng tham gia tour, tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng phát triển đầu xuân Kỷ Hợi.

ĐIỂM ĐẾN:

1. Chùa Phật Tích:

Kết quả hình ảnh cho chùa phật tích

Tượng phật tọa lạc trên đỉnh núi

Cách Hà Nội 25km về phía Đông, Chùa Phật Tích còn có tên là “Vạn Phúc Tự”, nằm ngay dưới chân núi Phật Tích (còn gọi là Lạn Kha, Non Tiên…) đoạn cuối của dãy núi Nguyệt Hằng thuộc thôn Phật Tích, huyện Tiên Du. Theo sách “Đại Việt Sử ký toàn thư và các di vật cổ tìm thay ở khu vực Chùa thì Vạn Phúc Tự được xây dựng vào năm Đinh Dậu niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ IV đời vua Lý Thanh Tông (1057). Chùa tựa vào núi, quay về hướng tây nam, nhìn ra sông Đuống lấp lánh ánh bạc.

Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu – Luy Lâu. Thăm Chùa phật tích, Quý khách có cơ hội làm lễ tại một trong những ngôi Chùa lâu đời và linh thiêng bậc nhất xứ kinh bắc, tìm hiểu về lịch sử và những kiến trúc độc đáo của những cổ vật điêu khắc thời Lý, 5 cặp tượng linh thú bằng đá lớn nhất Việt Nam, ao rồng, giếng cổ… đặc biệt là kiệt tác thời lý bảo tượng phật A di đà ngồi thiền định trên tòa sen bằng đá lớn nhất Việt Nam.

2. Đền Bà chúa kho:

Kết quả hình ảnh cho đền bà chúa kho

Đền bà chúa kho


Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng. 

Đền bà Chúa Kho thuộc làng Cổ Mễ, phương Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Công trình được nhân dân dựng lên để tôn thờ ngưỡng vọng một vị thần là Bà Chú Kho. Đó là một phụ nữ nhan sắc, đảm đang, tài giỏi, đã có công chiêu dân, dựng laoaj làng xóm vùng Quả Cam, Cô Mễ, Thượng Đông…, giúp mọi người làm ăn đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ, giàu có. Rồi bà trở thành Hoàng Phi triều Lý, giúp vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương triều đình ở vùng núi kho, làng Cổ Mễ. Sau đó, Bà đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đánh giặc giữ nước vào ngày 12 tháng giêng âm lịch (1077). Nhà vua thương tiếc phong bà là Phúc Thận. Nhân dân nhớ thương công ơn Bà lập đền thờ trên núi Kho. Nơi đặt kho lương xưa trở thành trung tâm thờ phụng và lễ hội của cả vùng. Mọi người vẫn gọi Bà với niềm tôn kính thân thuộc là Bà Chúa Kho

3. Hội Lim:

Kết quả hình ảnh cho Hội Lim

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách các ông, các bà tổ chức hội Lim cũng thật đặc biêt, mỗi biểu tượng, cử chỉ như mang trong mình thứ gì đó tinh tế lạ thường của ngừoi kinh Bắc. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Quan họ trở thành văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống
Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị. của dân tộc Việt Nam.

4. Đền Đô – Ngôi đền của các bậc đế vương nhà Lý:

Kết quả hình ảnh cho Đền Đô

Đền Đô – Ngôi đền của các bậc đế vương


Nhắc đến vùng đất địa linh nhân kiệt Cổ Pháp – Đình Bảng, Bắc Ninh, ngày nay, là nhắc tới một trong ba “tam cổ” nổi tiếng lịch sử, thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp. Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí linh thiêng. Đây là một vùng có nhiều hồ, đầm lầy, sông Tiêu Tương uốn khúc quanh co, thế đất mang hình con nhện, xòe ra như cánh hoa sen. Đó là huyệt đất quý, phát tích đế vương - ứng với 8 vua nhà Lý, hưng thịnh kéo dài tới 216 năm. Hiện nay, tại làng Đình Bảng, Bắc Ninh, còn đậm dấu ấn anh linh của các vị đế vương. Nơi đó chính là đền Đô còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế nơi thờ 8 vị vua nhà Lý.

Đến thăm đền Đô, bạn mới thấy vì sao nơi này lại khắc đậm hào khí Thăng Long, ghi đậm dấu ấn lịch sử. Đền Đô được xây dựng vào thế kỷ XI, ngày nay nằm ở phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km. Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương. Đến nay, đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý là Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Thăm Đền Đô quý khách sẽ có cơ hội làm lễ và thăm Ngũ Long Môn, Bức Chiếu dời đô và tìm hiểu kiến trúc độc đáo, đặc biệt của thời nhà Lý.

LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI:

  • Thời gian: Thứ 7, ngày 16/2/2019 (12 Tháng Giêng, Kỷ Hợi)

THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG

06h45 – 07h00

Xe đón đoàn tại điểm hẹn 86 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN

07h00 – 08h00

Xe di chuyển đến Chùa Phật Tích

08h00 – 10h30

Làm lễ tại Chùa Phật Tích Thăm quan Chùa Phật Tích

11h00 – 12h30

Đoàn ăn chay tại chùa, giao lưu kết nối Nghỉ ngơi

12h30 – 13h00

Di chuyển đến Hội Lim

13h00 – 14h30

Tham dự Hội Lim

14h30 – 15h00

Di chuyển đến Đền Bà Chúa Kho

15h00 – 16h30

Thăm và làm lễ tại đền Bà Chúa Kho

16h30 – 17h00

Di chuyển về Đền Đô

 

17h00 – 17h45

Đoàn viết sớ

Làm lễ tại Đền Đô Thăm quan Đền Đô

17h45 – 18h30

Di chuyển về Hà Nội

 

CHI PHÍ THAM GIA TRỌN GÓI:

  • Chi phí chương trình: 990k/người
  • Số lượng người tham gia: 40 người
  • Chi phí trên bao gồm:
  • Xe ô tô chất lượng cao đưa đón suốt hành trình
  • Chi phí mua Lễ chung Toàn đoàn tại 3 địa điểm
  • Chi phí Lễ tạ tại 3 địa điểm điểm
  • Chi phí viết 01 bộ sớ cá nhân/doanh nghiệp tại Đền Bà chúa kho
  • Được nhận 01 huy hiệu Chùa Phật Tích do Thầy trụ trì trao tặng
  • Được nhận Lì xì xổ số Vietlott may mắn
  • Nước uống (trên xe)
  • Ăn trưa tại Chùa Phật Tích (ăn chay)
  • Hướng dẫn viên nhiệt tình, hiểu biết về lịch sử các điểm đến
  • Bảo hiểm du lịch hạn mức 30.000.000 đồng cho mỗi hành khách

Rất vui mừng được đồng hành với các quý khách trong chuyến Du Xuân Tâm Linh Kỷ Hợi cùng OHSHO. Chúc quý khách có chuyến đi an vui và thư thái.

Liên hệ hotline: Ms. Huệ 0346417591

Trân trọng!

======================================

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Back to top

Gọi Ngay: 0916445986